Trang chủ > Công tác chính trị > Công tác Đảng và Đoàn thể

Công tác Đảng và Đoàn thể

Lịch sử các kỳ đại biểu Quốc hội

Hướng tới ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội và bu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp diễn ra ngày 23/5/2021, trân trọng giới thiệu khái quát Lịch sử các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam 75 năm qua.

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa I, ngày 06/1/1946
Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa I, ngày 06/1/1946

Khóa I:

- Quốc hội khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.

- Bầu cử ngày 06/1/1946. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 333.

- Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ đầu tiên và thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội: Từ 1946 đến năm 1960.

Khóa II:

- Quốc hội khóa II là Quốc hội đầu tiên hoạt động hoàn toàn trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay).

- Bầu cử ngày 08/5/1960. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 453.

- Quốc hội khoá II góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam.

- Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa II: Từ năm 1960 đến năm 1964.

Khóa III:

- Quốc hội khóa III được tổ chức theo Hiến pháp năm 1959.

- Bầu cử ngày 26/4/1964. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,77%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 455.

- Hoạt động Quốc hội góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam.

- Nhiệm kỳ của Quốc hội khoá III: Từ năm 1964 đến năm 1971.

Khóa IV:

- Quốc hội khóa IV được đánh dấu bởi sự kiện chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên trì và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh để đưa đất nước vào thời kỳ mới.

- Bầu cử ngày: 11/4/1971. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 420.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa IV: Từ năm 1971 đến năm 1975.

Khóa V:

- Quốc hội khóa V là Quốc hội bắt đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Bầu cử ngày 6/4/1975. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 424.

- Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mở đầu thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa V: Từ năm 1975 đến năm 1976.

Khóa VI:

- Quốc hội khóa VI là Quốc hội đầu tiên đất nước thống nhất hai miền Nam - Bắc.

- Bầu cử ngày 25/4/1976. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,77%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 492.

- Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa VI: Từ năm 1976 đến năm 1981.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI - Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất
 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI - Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất

Khóa VII:

- Được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, là Quốc hội của thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới.

- Bầu cử ngày 26/4/1981. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.

- Quốc hội khóa VII đẩy mạnh công tác lập pháp, tăng cường công tác giám sát và việc quyết định các vấn đề quan trọng khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII: Từ năm 1981 đến năm 1987.

Khóa VIII:

- Quốc hội khóa VIII được bầu ra và hoạt động trong giai đoạn bước ngoặt của đất nước, có trách nhiệm to lớn góp phần thực hiện công cuộc đổi mới.

- Bầu cử ngày 19/4/1987. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.

- Tại Kỳ họp lần thứ 11, tháng 4/1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII: Từ năm 1987 đến năm 1992.

Khóa IX:

- Quốc hội khoá IX là Quốc hội bảo đảm cho công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.

- Bầu cử ngày 19/7/1992. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 395.

- Quốc hội khóa IX đã phát huy vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX: Từ năm 1992 đến năm 1997.

Khóa X:

- Quốc hội khóa X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Bầu cử ngày 20/7/1997. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 450.

- Quốc hội khóa X đã đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa X: Từ năm 1997 đến năm 2002.

Khóa XI:

- Quốc hội khóa XI là Quốc hội của thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Bầu cử ngày 19/5/2002. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,73%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 498.

- Quốc hội khóa XI tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức của Quốc hội, đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI: Từ năm 2002 đến năm 2007.

Khóa XII:

- Quốc hội khóa XII là Quốc hội của thời kỳ Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới.

- Bầu cử ngày 20/5/2007. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,64%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 493.

- Quốc hội khóa XII hoạt động trong bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa có những khó khăn thách thức.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII: Từ năm 2007 đến năm 2011.

Khóa XIII:

- Quốc hội khóa XIII là Quốc hội tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập Quốc tế.

- Bầu cử ngày 22/5/2011. Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,51%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 500.

- Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII: Từ năm 2011 đến năm 2016.

Khóa XIV:

- Quốc hội khóa XIV là nhiệm kỳ của hiện tại với nhiều thuận lợi do đã có nền tảng được tạo lập toàn diện nhưng đất nước lại có nhiều thách thức mới.

- Bầu cử ngày: 22/5/2016. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 98,77%. Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.

- Quốc hội khoá XIV hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, năm 2020 đại dịch Covid-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt Nam.

- Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: Từ năm  2016 đến năm 2021.

Khoá XV:

 

Hoạt động bầu cử Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ (2021-2026) sẽ diễn ra vào ngày 23/5/2021.

Ban CTCT&CTSV


SỰ KIỆN NỔI BẬT